Sợi thủy tinh là gì? Đặc tính của sợi thủy tinh

sợi thủy tinh là gì

Ngày nay các sản phẩm từ sợi thủy tinh không còn quá xa lạ, chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là cách nhiệt, chống cháy. Vậy những sợi thủy tinh này là gì và có những đặc tính ra sao. Mời bạn tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Khái niệm sợi thủy tinh là gì?

sợi thủy tinh là gì

Sợi thủy tinh (Glass fiber) là một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu để hình thành nên các vật liệu cách nhiệt cách âm như bông thủy tinh, vải thủy tinh, băng sợi, băng keo,…

Quy trình hình thành sợi

Sợi thủy tinh được hình thành bằng cách nung nóng hợp chất chứa cát silica ở nhiệt độ rất cao, sau đó hỗ hợp này sẽ được chảy vào máy tinh chế lúc này nhiệt độ của hỗn hợp giảm dần. Cuối cùng chúng đi qua bộ phận ép đùn để kéo thành sợi

ép đùn và kéo thành sợi. Các sợi này có bề mặt rất mịn và có đường kính nhỏ thích hợp để có thể dệt thành vải hoặc gia công cho những vật liệu khác

Phân loại

Nguyên liệu: Sợi thủy tinh được phân chia ra theo các nguyên liệu thô, mỗi loại sẽ có từng đặc tính riêng cho tỉ lệ thành phần không giống nhau. Một số loại phổ biến phải kể tới Thủy tinh A, C, D, E, M, S, ECR, R, Te.

Theo dạng sản phẩm: Dạng nguyên liệu thô, dạng sợi chỉ, dạng bện,..

Đặc tính của các loại sợi thủy tinh

sợi thủy tinh là gì

Loại sợiĐặc tính
Thủy tinh loại A (kiềm)
Có thành phần soda, thủy tinh và vôi. Đặc trưng của loại này là tính kiềm cao và chống hóa chất.
Thủy tinh loại C (hóa chất)
Là loại thủy tinh có khả năng kháng hóa chất cao
Thủy tinh loại D (chất điện môi)
Thủy tinh D có hằng số điện môi thấp ứng dụng cho việc cải thiện hiệu suất điện
Thủy tinh loại E (điện)
Có độ dẫn điện thấp nên chúng có đặc tính cách điện cao
Thủy tinh loại M (Mô đun Young)
Loại thủy tinh này cho độ bền kéo cao
Thủy tinh loại S (bền bỉ)Độ bền cao
Ngoài ra còn một số loại được dùng cho mục đích đặc biệt
ECR
Vượt trội về khả năng kháng axit lâu dài và kháng kiềm ngắn hạn
R và Te
Độ bền kéo cao và chịu nhiệt độ cao

Đặc điểm chung của sợi thủy tinh

Cách nhiệt: Sợi thủy tinh là chất cách nhiệt hữu ích cho các công trình bởi tỷ lệ diện tích bề mặt trên trọng lượng cao tuy nhiên do diện tích bề mặt tăng lên cao nên chúng dễ bị tấn công hóa học hơn là các loại sợi khoáng. Hệ số dẫn nhiệt khoảng 0,05 W / (m · K )

Độ bền tương đối cao: Vật liệu này có độ bền khá cao tuy nhiên nếu bề mặt càng bị xước, độ bền càng giảm. Do độ ẩm dễ bị hấp thu qua các vết nứt trên bề mặt điều này sẽ làm giảm độ bền của sản phẩm đi rất nhiều

Ổn định về kích thước: Các sợi thủy tinh ít bị giãn hay co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ

Khả năng chống cháy: Vật liệu không bắt lửa và cũng không dẫn lửa nên chúng có thể sử dụng trong việc phòng cháy chữa cháy

Khả năng tương thích với nền hữu cơ: Sợi thủy tinh có thể kết hợp với những vật liệu khác để tạo ra một vật liệu mới mang những ưu điểm tổng hợp. Fiberglass có thể là chất gia cường cho nhựa để tạo thành nhựa composite cốt sợi thủy tinh hoặc gia cường cho vật liệu nền là khoáng chất (xi măng)…

Tài liệu tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Glass_fiber

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *