Trong các hệ thống thông gió thì ống là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc truyền dẫn không khí và ống gió cứng hoặc ống gió mềm là loại thường được sử dụng lắp đặt trong hệ thống này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của ống gió mềm so với ống gió cứng là gì và lý do vì sao ống gió mềm lại được sử dụng phổ biến đến vậy. Mời các bạn đón đọc.
Ống gió mềm và ống gió cứng là gì?
Ống gió mềm và ống gió cứng là hai loại ống thông gió được lắp đặt phổ biến trong các hệ thống thông khí, hệ thống điều hòa, sưởi,… Chúng đều có chức năng là truyền tải không khí từ hệ thống đến các bộ phận khác nhau.
- Ống gió cứng là loại ống gió được làm từ tôn mạ kẽm hoặc inox, được thiết kế vuông/ tròn với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ống thông gió cứng được chia làm hai loại là loại thường và loại bọc bảo ôn cách nhiệt cho các hệ thống điều hòa, dẫn khí nóng
- Ống gió mềm là loại ống được làm từ nhôm mềm (một số loại làm bằng vải) được thiết kế hình tròn và có lõi thép gia cường. (Tham khảo cấu tạo của ống gió mềm tại đây). Ống này cũng có nhiều kích thước thông dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hiện nay trên thị trường ống gió mềm có hai loại là loại không bọc bảo ôn và loại bọc bảo ôn cách nhiệt.
Cả 2 loại đều có đặc điểm riêng về vật liệu sản xuất, cấu tạo, ưu nhược điểm của mình, dưới đây là những so sánh ưu nhược điểm của ống gió mềm với ống gió cứng.
So sánh ưu nhược điểm của ống gió mềm với ống gió cứng
Ưu điểm của ống gió mềm so với ống gió cứng
Ống gió mềm | Ống gió cứng | |
Sự linh hoạt | Ống gió mềm được làm từ các vật liệu mềm như lá nhôm hoặc loại vải dẻo dai đặc biệt, kết hợp cùng lõi thép nên có thể linh hoạt uốn cong theo mọi địa hình kể cả nơi có không gian hẹp và nhiều vật cản. Có thể thay đổi hướng dễ dàng mà không cần nhiều đến các phụ kiện hỗ trợ. | Ống gió cứng được làm từ tôn mạ kẽm hoặc inox chắc chắn, chủ yếu dẫn khí theo đường thẳng, khi cần phân tách hay qua những góc cong sẽ được lắp thêm các phụ kiện như ống rẽ nhánh, ống gió lượn, cút, côn, tê,… |
Trọng lượng | Trọng lượng của ống gió mềm rất nhẹ, quy cách đóng gói nhỏ gọn theo cuộn giúp giảm tải trọng của công trình cũng như dễ vận chuyển | Trọng lượng lớn cồng kềnh, khó khăn trong việc vận chuyển lắp đặt |
Thi công | Nhẹ nên dễ dàng trong việc vận chuyển thi công Người dùng có thể dễ dàng cắt, nối hoặc sửa chữa giúp việc thi công đơn giản và nhanh chóng hoàn thành | Nặng lên khâu vận chuyển khó khăn hơn, cần các thiết bị hỗ trợ để vận chuyển. Có thể cắt theo nhu cầu nhưng khó hơn so với ống gió mềm, mỗi mối nối cần được gia cố chắc chắn kỹ càng do đó thời gian thi công hệ thống thông gió cứng sẽ dài hơn. |
Tiếng ồn | Ống gió mềm có khả năng làm giảm rung động giúp hệ thống hoạt động êm ái, tạo tiếng ồn thấp | Tiếng ồn lớn |
Giá thành | Chi phí đầu tư và chi phí lắp đặt rẻ | Chi phí đầu tư, lắp đặt cao |
Nhược điểm của ống gió mềm so với ống thông gió cứng
Ống dẫn gió mềm | Ống dẫn gió cứng | |
Độ bền | Độ bền thấp hơn ống gió cứng, dễ bị rách, thủng nếu bị tác động của ngoại lực | Được sản xuất từ các chất kim loại cứng nên độ bền của chúng rất cao, không thể bị thủng do lực tác động |
Chịu nhiệt | Ống gió mềm có khả năng chịu nhiệt trong phạm vi cho phép nhưng không thể chịu được nhiệt độ cao như ống cứng | Có thể chịu được nhiệt độ cao đến cực cao |
Ống gió mềm và ống gió cứng đều có những ưu nhược điểm riêng tuy nhiên chúng đều mang lại hiệu quả tối ưu cho hệ thống thông gió. Ống gió mềm có đặc điểm linh hoạt, nhẹ, giảm ồn nên thích hợp sử dụng trong không gian hẹp, nhiều vật cản hoặc dự án có kinh phí thấp. Còn ống gió cứng sẽ thích hợp sử dụng trong hệ thống thông gió có nhiệt độ cực cao và yêu cầu sự bền bỉ, dự án lớn có kinh phí đầu tư lớn. Hoặc 2 loại này có thể kết hợp trong cùng một hệ thống thông gió để vừa đảm bảo sự bền bỉ vừa giảm thiểu chi phí cho công trình. Việc lựa chọn ống thông gió nào phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu của từng công trình.