Đá trân châu Perlite thường được biết nhiều đến trong việc trồng trọt với dạng hạt hay bột trắng, tuy nhiên ở một dạng khác chúng còn được sử dụng như một chất cách nhiệt chống thấm vô cùng hữu ích cho các công trình.
Đá trân châu là gì?
Khái niệm
Theo Wikipedia, Perlite hay đá trân châu là một loại thủy tinh núi lửa vô định hình với hàm lượng nước bên trong cấu trúc tương đối cao. Chúng được hình thành do sự hydrat hóa của obsidian, quá trình này thường ra tự nhiên và có đặc tính nở ra gấp nhiều lần kích thước ban đầu khi được làm nóng đến nhiệt độ nhất định khoảng 1600 ° F
Dạng Perlite thô sẽ được khai thác từ quanh miệng núi lửa chúng chứa nhiều silic oxit và nhôm oxit. Sau khi được khai thác từ mỏ đá trân châu thô sẽ được phân loại và xay thành các hạt nhỏ để làm nguyên liệu cho nhiều ứng dụng và để tạo Perlite giãn nở phục vụ cho các công trình xây dựng, công nghiệp, cải tạo đất đai,…
Thành phần đá Perlite
Đá trân châu cấu tạo từ rất nhiều thành phần hóa học nhưng thành phần chủ yếu đó chính là silicon dioxide (SiO2) chiếm 70 – 75%
Còn lại là các chất khác như:
- Aluminium oxide (Al2O3) chiếm 12–15%
- Sodium oxide (Na2O) chiếm 3–4%
- Potassium oxide (K2O) chiếm 3–5%
- Iron oxide (Fe2O3) 0.5-2%
- Magnesium oxide (MgO) 0.2–0.7%
- Calcium oxide (CaO) 0.5–1.5%
Vì có chứa silicon dioxide, nên khi xử lý vật liệu này với số lượng lớn người dùng cần sử dụng kính bảo hộ và mặt nạ để đảm bảo sức khỏe.
Các loại đá trân châu thường được sử dụng
Đá trân châu sau khi giãn nở thường được sử dụng nhiều ở các dạng:
Vật liệu cách nhiệt chống cháy
Vật liệu cách nhiệt chống cháy
Vật liệu cách nhiệt chống cháy